Quy trình xét nghiệm nước tại TP Vinh, Nghệ An và Hà Tĩnh đầy đủ nhất: Trong nước thải có 99,9% là nước, còn lại một phần rất nhỏ là các chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan. Tuy nhiên, phần rất nhỏ trong nước thải này có thể đủ lớn để để lại những ảnh hưởng có hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường. Và để kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao, quý khách hàng cần tuân thủ quy trình lấy mẫu nước xét nghiệm như sau. Nếu không thực hiện đúng thì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác:
Table of Contents
Quy trình xét nghiệm nước tại TP Vinh, Nghệ An và Hà Tĩnh đầy đủ nhất
Để kiểm tra tình trạng nguồn nước nhà mình có đảm bảo cho sinh hoạt hay không, việc quan sát bằng mắt thường là chưa đủ. Thực tế, dù nước nhìn rất trong nhưng có thể hàm lượng các kim loại nặng lại vượt quá quy chuẩn cho phép. Cách tốt nhất là bạn nên đem mẫu nước đến các phòng phân tích để xét nghiệm. Và để kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao, quý khách hàng cần tuân thủ quy trình lấy mẫu nước xét nghiệm như sau. Nếu không thực hiện đúng thì sẽ dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác:
1. Chai chứa mẫu nước: Sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được lót giấy) hoặc thủy tinh.
2. Vị trí lấy mẫu nước:
- Nước giếng: bật bơm giếng cho nước chảy xả bỏ 5 – 10 phút.
- Nước mặt: chọn vị trí giữa dòng, lấy mẫu ở độ sâu cách mặt nước 0,1m.
3. Lấy mẫu xét nghiệm hóa lý:
- Rửa sạch chai nhiều lần bằng nước nguồn cần lấy mẫu.
- Cho nước vào đầy chai. Đậy kín nắp.
4. Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, nitrit:
- Nên chọn chai và nút thủy tinh, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút trước khi lấy mẫu.
- Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy mẫu bằng cồn.
- Cho nước vào gần đầy chai (chừa một khoảng không khí). Đậy kín nắp.
Lưu ý: Tốt nhất là cho mẫu vào thùng đá bảo quản khi chuyển đến phòng thí nghiệm
5. Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu cần lấy.
- Xét nghiệm hóa lý 13 chỉ tiêu: 1 lít nước mẫu.
- Xét nghiệm vi sinh: 0,5 lít mẫu giữ lạnh (không quá 24 giờ).
- Xét nghiệm nước uống đóng chai: 4 lít nước mẫu để xét nghiệm hóa lý và 2 lít nước mẫu giữ lạnh để xét nghiệm vi sinh, chứa trong chai thành phẩm. Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín.
6. Bảo quản mẫu: Mẫu phải được chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tránh các phản ứng sinh hóa xảy ra làm sai lệch kết quả. Trong trường hợp đặc biệt, cần gọi điện thoại đến Phòng xét nghiệm để được tư vấn thêm về hóa chất bảo quản mẫu tùy theo từng chỉ tiêu xét nghiệm.
Đặc tính của nước thải trong sinh hoạt và y tế
Trong nước thải có 99,9% là nước, còn lại một phần rất nhỏ là các chất rắn lơ lửng và chất rắn hòa tan. Tuy nhiên, phần rất nhỏ trong nước thải này có thể đủ lớn để để lại những ảnh hưởng có hại tới sức khỏe cộng đồng và môi trường. Việc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp phù thuộc rất nhiều và chất lượng dòng nước thải. Chất lượng nước thải được đánh giá thông qua các đặc tính lý học, hóa học sinh học.
Các chỉ tiêu lý học bao gồm nhiệt độ, mầu, mùi, vị, chất rắn lơ lửng. Các chỉ tiêu hóa học (về mặt hữu cơ của nước thải) bao gồm nhu cầu oxy hóa sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa hóa học (COD), tổng chất hữu cơ (TOC), tổng nhu cầu oxy (TOD). Các chỉ tiêu hóa học, về mặt vô cơ như độ muối, độ cứng, pH, độ acid và độ kiểm, hàm lượng các ion kim loại (Fe, Mn), hàm lượng các ion amoni, nitrit và phosphate, v.v. Các chỉ tiêu sinh học (chỉ tiêu vi sinh) bao gồm coliforms, fecal coliforms, vi khuẩn gây bệnh và virus. Thành phần và nồng độ của các chỉ tiêu trên đều thay đổi theo thời gian và đặc điểm địa hình/khu vực.
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước sẽ thay đổi theo từng mùa trong năm. Nước bề mặt ở Việt Nam dao động từ 14,3-33,50C. Nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban đầu, do có sự gia nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình và các máy móc sản xuất. Sự thay đổi nhiệt độ nước thải sẽ ảnh hưởng đến một số yếu tố khác như tốc độ lắng của các hạt rắn lơ lửng, độ oxy hòa tan và các hoạt động sinh hóa khác trong nước thải.
Hàm lượng chất rắn: Nước chiếm 99,9% trong nước thải, 0,1% là các thành phần rắn khiến nước thải không trong suốt. Một số chỉ tiêu thể hiện hàm lượng rắn trong dòng thải lỏng như Độ đục, tổng rắn lơ lửng (TSS), tổng rắn hòa tan (TDS).
Mầu: Nước sạch không có màu, nước có màu biểu hiện nước bị ô nhiễm. Nếu bề dày của nước lớn, ta có cảm giác nước có màu xanh nhẹ đó là do nước hấp thụ chọn lọc một số bước sóng nhất định của ánh sáng mặt trời. Nước có màu xanh đậm chứng tỏ trong nước có các chất phú dưỡng hoặc các thực vật nổi phát triển quá mức và sản phẩm phân hủy của thực vật đã chết.
Quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ làm xuất hiện axit humic (mùn) hòa tan làm nước có màu vàng. Nước thải của các nhà máy, công xưởng, lò mổ… có nhiều màu sắc khác nhau.
Nước có màu tác động đến khả năng xuyên qua của ánh sáng mặt trời khi đi qua nước, do đó gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Màu do hóa chất gây nên rất độc hại với sinh vật trong nước. Cường độ của màu thường được xác định bằng phương pháp đo quang sau khi đã lọc các chất vẩn đục. Tiêu chuẩn của nước ăn uống < 15 TCU (TCU là đơn vị tính độ màu-True color unit).
Mùi vị: Nước sạch không mùi, không vị. Nước có mùi lạ là triệu chứng nước bị ô nhiễm. Mùi vị trong nước gây ra do hai nguyên nhân chủ yếu:
- – Do các sản phẩm phân hủy các chất hữu cơ trong nước
- – Do nước thải có chứa những chất khác nhau, màu và mùi vị của nước đặc trưng cho từng loại.
Mùi vị của nước được xác định theo cường độ tương đối quy ước. Tiêu chuẩn nước uống phải không có mùi, vị lạ.
pH: Hàm lượng ion H+ là một chỉ tiêu quan trọng trong nước và nước thải. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Giống như nước, nước thải có thể được chia thành nước trung tính, nước mang tính axit hoặc kiềm phụ thuộc vào độ pH của dòng thải:
- pH = 7: dòng thải trung tính
- pH > 7: dòng thải mang tính kiềm
- pH < 7: dòng thải mang tính axit
- Trong đó dòng thải công nghiệp thường có pH > 5 hoặc pH < 10.
Oxy hòa tan (DO): Oxy hòa tan trong nước cần thiết cho quá trình hô hấp của các sinh vật thủy sinh và quá trình tự làm sạch của nước. Oxy hòa tan được tạo ra nhờ quá trình hòa tan của oxy khí quyển vào nước và nhờ quá trình quang hợp của tảo và các loài thực vật thủy sinh.
Nồng độ DO phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, áp suất khí quyển, tốc độ dòng chảy và đặc biệt là sự có mặt của các chất hữu cơ và vi sinh vật. Khi DO thấp, các loài thủy sinh giảm hoạt động hoặc chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá độ ô nhiễm của nước. Thực tế, độ oxy hòa tan có ảnh hưởng nhiều đến đặc tính của nước thải. Nếu dòng nước thải có DO quá thấp thường có mùi hôi thối, và sẫm mầu (thường có mầu đen).
Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD): Nhu cầu oxy hóa sinh học là nhu cầu oxy sinh học thường viết tắt là BOD, là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật hiếu khí. Như vậy BOD là chỉ tiêu để đánh giá hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng nước thải.
Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD): Nhu cầu oxy hóa hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa toàn bộ các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên
COD và BOD đều là các chỉ số định lượng chất hữu cơ trong nước có khả năng bị oxy hóa nhưng BOD chỉ cho biết lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bằng vi sinh vật trong nước, còn COD cho biết tổng lượng các chất hữu cơ có trong nước bị oxy hóa bằng tác nhân hóa học. Do đó tỷ số COD:BOD luôn lớn hơn 1.
Hàm lượng nitơ: Nito có trong nước thải thường là các hợp chất protein và các sản phẩm phân hủy như amoni, nitrit, nitrat. Chúng có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nước, Trong nước rất cần thiết có một lượng nito thích hợp, đặc biệt là trong nước thải, mối quan hệ giữa BOD với N và P có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và khả năng oxy hóa của bùn hoạt tính. Vì vậy, trong nước thải, các chỉ số như tổng nitơ, amoni, nitrit và nitrat là chỉ số quan trọng cần được xác định trước khi đưa ra lựa chọn công nghệ xử lý.
Hàm lượng photpho (P): Photpho tồn tại trong nước ở các dạng H2PO4-, HPO42-, PO43-, các polyphosphate và Na3(PO3)6 và photpho hữu cơ. Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật thủy sinh, gây ô nhiễm và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực. Hàm lượng P thừa trong nước thải làm cho các loại tảo và thực vật lớn phát triển nhanh chóng, làm che lấp bề mặt các thủy vực, hạn chế lượng oxy không khí hòa tan vào trong nước. Sau đó tảo và thực vật thủy sinh tự chết và phân hủy gây thiếu oxy hòa tan và làm cho các sinh vật thủy sinh bị tiêu diệt. Trong nước thải, chỉ số tổng photpho hoặc phosphate được xác định để đánh giá chất lượng nước thải và đưa ra lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thích hợp.
Hàm lượng kim loại nặng: Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với người và động vật. Nước thải có chứa kim loại nặng thường là các dòng thải công nghiệp với một số kim loại như asen (As), chì (Pb), cadimi (Cd), crom (Cr), v.v.
Dầu mỡ động thực vật:
Dầu mỡ động thực vật thường phát sinh từ khu vực nhà bếp hoặc từ ngành công nghiệp chế biến thịt, từ các lò mổ. Dầu mỡ nếu đi vào hệ thống thoát nước thải sẽ đóng kết trên đường ống và làm giảm thể tích của đường ống, gây tắc nghẽn dòng chảy, gây mùi khó chịu và ảnh hưởng đến môi trường. Do vậy hàm lượng dầu mỡ động thực vật là một chỉ số cần được xác định để quyết định xem có cần áp dụng tiền xử lý để loại bỏ dầu mỡ ra khỏi nước thải hay không.
Địa chỉ xét nghiệm nước tại Nghệ An, Hà Tĩnh
- Hãy gọi qua số HOTLINE : 091817.6626 để được tư vấn trực tiếp và mua các sản phẩm hoặc đặt hàng trực tiếp tại 63 Hermann, Tp.Vinh, Nghệ An.
- Công ty CPTM Môi Trường Việt là đơn vị đi đầu, về xử lý nước giếng khoan, nước máy, nước thải, lắp đặt hệ thống lọc nước tinh khiết RO tại Nghệ An, Hà Tĩnh, và Là nhà phân phối máy lọc nước AO Smith, Nikawa, Haohsing, Kangaroo, Korihome, Karofi địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh. Chuyên sửa chữa máy lọc nước tại Tp.Vinh, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- MÁY LỌC NƯỚC, Hệ thống lọc nước tinh khiết RO, nước sinh hoạt gia đình, khách sạn, nhà hàng, cơ quan, công ty, trường học, xây dựng chung cư không còn xa lạ đối với người sử dụng nhưng đâu là sản phẩm chất lượng lại là điều mà mọi người đều quan tâm. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.
Đến với Trung tâm chăm sóc khách hàng của máy lọc nước hoặc các Trung Tâm, trạm Bảo hành của chúng tôi khách sẽ được bảo hành, phục vụ nhanh nhất, tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp. Khi máy hết hạn bảo hành, hoặc hỏng hóc do người sử dụng bất cẩn gây ra, chúng tôi vẫn có trách nhiệm phục vụ và sữa chữa sản phẩm với thái độ và tinh thần cao nhất. Quý khách có thể sẽ phải thanh toán các chi phí phát sinh cho việc sửa chữa thay thế linh phụ kiện chính hãng (nếu có)
Tags: xét nghiệm nước, xét nghiệm nước nghệ an, xét nghiệm nước hà tĩnh, xét nghiệm nước giá rẻ, xét nghiệm nước sinh hoạt, xét nghiệm nước thải, xét nghiệm nước tp vinh