Uống nước ngọt có ga nhiều có tốt cho sức khỏe không? Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ngọt có ga có thể sẽ dẫn đến thừa năng lượng, béo phì. Ngoài ra, những trẻ uống nhiều nước ngọt có ga cũng là những trẻ thường có xu hướng ít uống các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe (ví dụ sữa, nước trái cây), nên sẽ có xu hướng bị thiếu vitamin và các chất khoáng có trong những loại đồ uống có lợi này.
Table of Contents
Uống nước ngọt có ga nhiều có tốt cho sức khỏe không?
Theo TS Trương Hồng Sơn – Giám đốc Viện Y học ứng dụng Việt Nam nước ngọt có gas ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và gây ra nhiều bệnh mãn tính sau này khi trẻ lớn. TS Sơn cho biết nước ngọt có ga có chứa một lượng caffein nhất định. Với những người bình thường và chỉ uống với một lượng vừa phải, thì lượng caffein này sẽ có tác động tích cực, giúp tinh thần tỉnh táo và nhiều năng lượng hơn.
Nhưng với những người nhạy cảm với caffein, trẻ nhỏ hoặc trong trường hợp tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga chứa caffein thì có thể gây ra trạng thái kích thích hệ thần kinh trung ương Không những thế, TS Sơn cho biết phần lớn nước ngọt có gas một loại nước có thành phần đường và axit tương đối cao. Trung bình một lon nước ngọt có chứa khoảng 39g đường (tương đương 9.75 thìa cà phê đường). Tiêu thụ quá nhiều nước ngọt có ga cùng một lúc sẽ làm tăng lượng đường máu, lâu dài sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Nước ngọt có gas thường có chứa calo rỗng (calo không chứa dinh dưỡng). Trẻ nhỏ uống quá nhiều nước ngọt có ga có thể sẽ dẫn đến thừa năng lượng, béo phì. Ngoài ra, những trẻ uống nhiều nước ngọt có ga cũng là những trẻ thường có xu hướng ít uống các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe (ví dụ sữa, nước trái cây), nên sẽ có xu hướng bị thiếu vitamin và các chất khoáng có trong những loại đồ uống có lợi này.
Lượng đường cùng với lượng axit cao trong nước ngọt có gas có thể sẽ gây tổn thương men răng, có thể dẫn đến sâu răng nếu sau khi uống nước ngọt không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Để tránh tình trạng này, nên uống nước ngọt có ga trong bữa ăn và súc miệng sạch với nước lọc sau khi uống nước ngọt có gas.
Nước ngọt có gas cũng có chứa rất nhiều phosphor. Cả phosphor và canxi đều là những khoáng chất rất cần thiết cho xương và răng chắc khỏe, tạo năng lượng và tăng cường sức mạnh cho cơ bắp. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều nước ngọt có gas chứa phosphor có thể dẫn đến tình trạng thừa phosphor.
Thừa phospho còn có thể ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các khoáng chất khác của cơ thể như sắt, canxi, magie và kẽm. Phospho còn có thể kết hợp với canxi gây tích lũy các khoáng chất trong các bó cơ. Ngoài ra, quá nhiều phospho có thể gây ngộ độc, dẫn đến tiêu chảy, xơ cứng các cơ quan và mô mềm.
Về quan niệm nước ngọt có gas tốt cho hệ tiêu hóa, theo TS Sơn vì nước có ga thường có chứa carbon dioxide (CO2) và nước, 2 chất này có thể phản ứng với nhau tạo ra một loại axit yếu là axit carbonic. Axit này đã được chứng minh là có thể kích thích các thụ thể cảm nhận vị giác ở trong miệng (giống như mù tạt).
Một số bệnh khi uống nước có gas nhiều
Do vậy, có thể tạo cảm giác râm ran ở trong miệng, và với một số người thì cảm giác này sẽ khiến họ bị kích thích và cảm thấy thích thú, ngon miệng hơn. Ngoài ra, trong thành phần của một số loại nước ngọt có thể có một ít axít phosphoric, làm chất đạm dễ được phân cắt hơn, nên một số người uống nước ngọt khi ăn thức ăn giàu đạm. Tuy nhiên, loại axit này lại gây hại cho men răng.
Phân hủy men răng: Với độ pH là 3.1, nước ngọt có tính axit cao. Theo phân tích dữ liệu kiểm tra răng miệng của Đại học Michigan (Mỹ), axit có khả năng hòa tan men răng, vì vậy người lớn uống nhiều hơn 3 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ có sức khỏe răng miệng tồi tệ hơn người khác. Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết axit carbonic trong nước có ga làm xói mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng.
Gây ra các vấn đề về tim mạch: Hầu hết nước ngọt có ga đều chứa lượng fructose cao, chất làm ngọt tăng hội chứng chuyển hóa. Đây là yếu tố làm tăng hàm lượng cholesterol, gây bệnh tiểu đường và tim mạch. Một nghiên cứu của Đại học Miami (Mỹ) phát hiện những người có thói quen uống nước ngọt hàng ngày có nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 61%.
Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Nước ngọt có chứa chất gây rối loạn nội tiết bisphenol A (chất nhân tạo để sản xuất nhựa PC). Chất này góp phần làm tăng nguy cơ ung thư, tàn phá hệ thống nội tiết, gây dậy thì sớm và nguy cơ vô sinh cao.
Loãng xương: Do chứa axit photphoric, uống nước ngọt ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến các vấn đề như xương yếu, loãng xương. Ngoài ra, axit photphoric có thể tương tác với axit dạ dày dẫn đến tiêu hóa chậm, đồng thời chặn quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng của cơ thể.
Bệnh tiểu đường: Nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard chỉ ra rằng uống 1-2 đồ uống có ga mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng.