Có nên xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy bằng nước sông Hồng?

Có nên xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy bằng nước sông Hồng?: “Giải pháp chung và khoa học việc xử lý ô nhiễm ở sông Nhuệ và sông Đáy là chúng ta phải tìm nguồn thải” – PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu) khẳng định.

Có nên xử lý nước ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy bằng nước sông Hồng?

Câu chuyện tiếp nước sông Hồng cho sông Nhuệ, sông Đáy không dễ chút nào; hai con sông ô nhiễm như thế mà chúng ta đòi pha loãng thì tôi cho là không biết bao nhiêu nước cho đủ” – theo PGS.TS Đào Trọng Tứ. Lấy nước sông Hồng vào để làm sống lại sông Nhuệ, sông Đáy có thể làm được nhưng lấy vào thời đoạn nào, lấy như thế nào và nước ở đâu ra là cả vấn đề cần tính toán. Chúng ta bảo nước sông Hồng nhiều lắm, nhưng không phải và còn đang có những vấn đề về hạ thấp mực nước.

“Giải pháp chung và khoa học việc xử lý nước ô nhiễm ở sông Nhuệ và sông Đáy là chúng ta phải tìm nguồn thải” – PGS.TS Đào Trọng Tứ, Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu) khẳng định.

Có nên xử lý ô nhiễm sông Nhuệ, sông Đáy bằng nước sông Hồng?

Hiện nay, áp lực lớn nhất vẫn là sự gia tăng dân số và kéo theo đó là nhu cầu sinh hoạt và tiêu dùng ngày càng cao của người dân. Điều này đã tạo áp lực rất lớn lên môi trường nói chung và môi trường lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy nói riêng. Theo dự báo đến năm 2020, dân số trên lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy tăng gần 9,5 triệu người, tăng 1,26%/năm

Mục tiêu phát triển KT-XH của các tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy đến năm 2020, phấn đấu GDP đạt trung bình từ 10,5-15,5%/năm, GDP/người đạt từ 1.927 – 3.115 USD, tỷ trọng ngành công nghiệp trên lưu vực tương đối cao: TP. Hà Nội là 42%, tỉnh Hà Nam là 58,6%, tỉnh Nam Định 54% và tỉnh Ninh Bình là 40,6%[6]. Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, đô thị, gia tăng dân số trên lưu vực sông đã tạo nên áp lực về nhu cầu sử dụng nước.

Dự báo đến năm 2020, tổng nhu cầu dùng nước trên lưu vực sông của các ngành tăng 37,5% so với năm 2012. Nhu cầu nước công nghiệp năm 2012 chỉ chiếm 12,47% tổng nhu cầu, nhưng đến năm 2020 dự báo chiếm tới 18% tổng nhu cầu (648 triệu m3). Nhu cầu nước sinh hoạt năm 2020 dự báo tăng tới 73,3% so với năm 2009, chiếm tới 15% tổng nhu cầu sử dụng nước trên toàn lưu vực (xem hình 3)[7].

Related Posts