Quy trình xử lý nước thải nhà máy ở Vinh, Nghệ An – Hà Tĩnh

Quy trình xử lý nước thải nhà máy ở Vinh, Nghệ An – Hà Tĩnh: Theo ghi nhận của PV, đoạn kênh dẫn dòng từ nhà máy xử lý nước thải ra sông Rào Đừng chỉ được xây bằng đá hộc, do đó đã gây rò rỉ, thẩm thấu ra các chân ruộng bên cạnh. Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của HTX Phong Đăng, Hưng Hòa gây ô nhiễm môi trường, không khí nơi đây mà nguồn nước thải này còn làm thiệt hại lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.

Vấn đề ô nhiễm và xử lý nước thải

Trong thời gian gần đây người dân xã Hưng Hòa (TP Vinh) và xã Nghi Thái (huyện Nghi Lộc) hết sức bức xúc vì họ cho rằng, nước thải của Nhà máy xử lý nước thải TP Vinh xử lý chưa đạt yêu cầu đã xả ra ngoài gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc sản xuất hoa màu cũng như nuôi trồng thủy sản của họ.

Được biết, khu vực gần kênh dẫn dòng của Nhà máy xử lý nước thải Vinh là hơn 10ha diện tích canh tác lúa của 18 hộ xã viên HTX Phong Đăng, xã Hưng Hòa. Theo các hộ dân nơi đây phản ánh thì việc nước thải chưa đạt yêu cầu của nhà máy này chảy thẩm thấu từ kênh dẫn dòng ra nguồn nước phục vụ tưới tiêu cho lúa nên hơn 10ha lúa xuân của các hộ xã viên HTX Phong Đăng bị lép, lúa còn xanh nhưng cây lúa đã bị đổ rạp, hư hỏng hoàn toàn.

Quy trình xử lý nước thải nhà máy ở Vinh, Nghệ An - Hà Tĩnh

Bà Nguyễn Thị Ninh, xã viên HTX Phong Đăng, bức xúc nói:“Trước đây, 1 sào thu hoạch được 4 tạ lúa, mùa vừa rồi coi như mất trắng vì lúa không chín, lại bị đổ dập nát hết. Ngoài ra,  chúng tôi đang rất lo lắng việc nước thải của nhà máy không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lâu dài đến nguồn nước ngầm cũng như sức khỏe của người dân”.

Theo ghi nhận của PV, đoạn kênh dẫn dòng từ nhà máy xử lý nước thải ra sông Rào Đừng chỉ được xây bằng đá hộc, do đó đã gây rò rỉ, thẩm thấu ra các chân ruộng bên cạnh. Không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của HTX Phong Đăng, Hưng Hòa gây ô nhiễm môi trường, không khí nơi đây mà nguồn nước thải này còn làm thiệt hại lớn đến diện tích nuôi trồng thủy sản của bà con nông dân xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc.

Theo phản ánh của các hộ dân nuôi trồng thủy sản tại xã Nghi Thái, do nguồn nước ô nhiễm nặng nề, tôm giống thả xuống đầm chỉ được ít hôm là chết hết. Vụ nuôi tôm mới đây, gần 40 hộ vùng tôm Nghi Thái thất thu. Hộ mất ít cũng dăm chục triệu, có hộ bị thiệt hại lên đến cả trăm triệu đồng.

Quy trình xử lý nước thải nhà máy ở Vinh, Nghệ An – Hà Tĩnh

Hiện nay, để xử lý nước thải người ta thường áp dụng nhóm các phương pháp sau một cách độc lập hoặc kết hợp:

Phương pháp cơ học : Lắng cặn, gạt nổi, lọc… Phương pháp này áp dụng cho các chất ô nhiễm không tan, có khối lượng riêng khác nước, hoặc ở dạng hạt có kích thước lớn.

Phương pháp hóa lý : Dùng hóa chất để trung hòa, tạo huyền phù, tạo kết tủa, hấp phụ trao đổi… Phương pháp này thường được áp dụng để xử lý nước thải của các nhà máy hóa chất.

Phương pháp sinh học : Phân hủy chất hữu cơ ( CHC ) nhờ vi khuẩn kỵ khí , hiếu khí, rong, tảo, nấm… Phương pháp này thường đơn giản, hiệu quả tốt và chi phí thấp, do đó thường được áp dụng khi xử lý nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Các công nghệ xử lý truyền thống vẫn sử dụng hệ thống xử lý sinh học hiếu khí bằng cách sục oxy.

Quy trình xử lý nước thải nhà máy ở Vinh, Nghệ An - Hà Tĩnh 2

Phương pháp này có ưu điểm là phân huỷ triệt để nước thải thành nước sạch. Tuy vậy, nhược điểm lớn của nó là: Tốn diện tích xây dựng và tiêu hao năng lượng cho khâu sục khí vì phải chạy liên tục 24/24h (nếu nghỉ vi khuẩn hiểu khí sẽ ngừng hoạt động); Ngoài ra, hệ thống phân huỷ hiếu khí sẽ không thành công nếu không tính toán đúng lượng khí cần thiết để cung cấp cho hệ thống.

Trong rất nhiều trường hợp, các phương pháp thông thường kể trên không hiệu quả. Với các loại nước thải nhiễm có các chất độc khó phân hủy, chẳng hạn thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ…, vi sinh vật hầu như không hoạt động được. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã áp dụng các phương pháp oxy hóa nâng cao (Advanced Oxidation Processes-AOPs).

Nhằm loại bỏ những khó khăn của phương pháp xử lý hiện nay (phương pháp xử lý bằng sinh học) như: hệ thống cồng kềnh, tốn diện tích, vận hành phức tạp, chi phí vận hành cao,…công ty chúng tôi đã chế tạo và ứng dụng rất thành công dây chuyền xử lý nước thải công nghiệp bằng ozone. Công suất xử lý của các dây chuyền này đạt từ 30 – 30.000m3/ngđ.>

Trong số các chất oxy hóa thường được sử dụng, ozone là một chất oxy hóa rất mạnh. Ozone tác dụng với các CHC tan trong nước chủ yếu theo hai cơ chế sau: Thứ nhất, ozone phản ứng trực tiếp với chất tan (P). Thứ hai, ozone phản ứng với chất tan (P) theo cơ chế gốc. Ngoài ra, ozone có thể tác dụng với chất khác tạo ra chất oxy hóa thứ cấp. Chất mới này sẽ oxy hóa chất tan.

Tất cả các phản ứng trên có thể xảy ra đồng thời. Nhưng tùy theo điều kiện phản ứng và thành phần của nước nhiễm bẩn, sẽ có phản ứng nào đó trội hơn. – Ozone phản ứng trực tiếp với chất tan Ozone khi hòa tan vào nước sẽ tác dụng với CHC (P), tạo thành dạng oxy hóa của chúng theo phương trình động học sau: – d[P]/dt = kP [P][O3]. Nhưng phản ứng trực tiếp của ozone với CHC có tính chọn lọc, tức là ozone chỉ phản ứng với một số loại CHC nhất định. Sản phẩm của các quá trình ozone hóa trưc tiếp các chất vòng thơm bằng ozone thường là các axit hữu cơ hoặc các muối của chúng.

– Ozone phản ứng với chất tan theo cơ chế gốc.

Khi tan vào nước tinh khiết, ozone sẽ phân hủy tạo thành gốc OH theo phản ứng kiểu dây chuyền. phương trình tốc độ phân hủy ozone như sau:

– d[O3] /dt = kA[O3] + kB[OH¯ ]1/2[O3]3/2 Trong đó, kA = 2 k22; kB = 2k25 ( k23/ k26 )1/2 Theo biểu thức trên, ở môi trường kiềm, sự phân hủy ozone tăng, Thực nghiệm cho thấy, khi oxy hóa các hợp chất đa vòng thơm (PAH) chỉ bằng một mình ozone, hiệu quả tốt trong điều kiện pH = 7 – 12.

Như vậy, CHC có thể bị phân hủy bởi ozone theo cả hai cơ chế: trực tiếp và gốc. Khi đó, phương trình động học chung của quá trình đó biểu diễn như sau :

– d[P]/dt = kd[O3][P] + kid[OH&][P] Trong vế phải của phương trình, số hạng thứ nhất thể hiện mức độ phản ứng trực tiếp của ozone với CHC thông qua hệ số kd. Số hạng thứ hai thể hiện mức độ phản ứng gián tiếp của nó với CHC thông qua gốc OH và thông qua hệ số kid. Nhờ khả năng oxy hóa – khử mạnh, như đã trình bày ở trên, nên ozone có thể khử màu, khử mùi, khử trùng một cách hiệu quả. Nước thải qua bể phân hủy ozone của chúng tôi giảm được trên 90% hàm lượng COD, BOD, SS,… giảm trên 95% chỉ số Coliform, nước thải không còn màu, mùi khó chịu, không phát sinh sản phẩm thứ cấp gây độc hại

Related Posts