Xu hướng trồng cây sân thượng tăng cao trong mùa dịch

Xu hướng trồng cây sân thượng tăng cao trong mùa dịch: Khi được hỏi về bí quyết sở hữu được vườn nông sản đạt năng suất “vạn người mê”, chị Hiền chia sẻ: “Mình trồng như thế này nhưng thực ra công chăm sóc cũng không nhiều lắm, vì mình trồng quen rồi. Bí quyết riêng của mình là thay vì phải ủ đạm cá như nhiều người thì mình đi chợ và xin đầu, ruột cá về và chôn thẳng xuống đất trong chậu”.

Xu hướng trồng cây sân thượng tăng cao trong mùa dịch

Cứ mỗi ngày, sáng sớm chị Hiền đi từ ban công tầng 1 lên đến sân thượng tầng 4 rồi lại leo lên mái nhà để tưới cây, ngắm trái lúc lỉu trên cành, rồi hít hà đủ mọi mùi hương của các loại hoa do chính tay mình trồng. Có lúc, chị Hiền hái ổi, hái táo ăn rồi ngồi vắt vẻo trên tầng thượng vừa ăn vừa hát, tận hưởng những khoảng lặng bình yên mỗi ngày cùng gia đình tại căn nhà của mình trong mùa dịch.

Xu hướng trồng cây sân thượng tăng cao trong mùa dịch

Tìm đến cây cối, hoa lá để cân bằng cuộc sốnVốn công việc đang trên đà phát triển, nhưng từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, công việc của chị bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ công việc văn phòng làm 10 tiếng mỗi ngày, nhưng hơn 1 năm nay, chị Hiền suốt ngày ở nhà và trở thành bà nội trợ đảm đang.

“Nếu như không bình tĩnh, mọi người sẽ rất dễ bị chán nản và nhiều khi không vượt qua nổi. Năm đầu tiên bị dịch, đang là dân văn phòng, làm một ngày 10 tiếng, tự nhiên rảnh quá không có việc gì làm cảm giác như não mình không hoạt động. Tuy nhiên, thay vì than vãn, chán nản cũng không giải quyết được vấn đề gì nên mình tìm đến trồng cây, trồng rau, trồng hoa sân thượng nhiều hơn và đọc sách mỗi ngày để cân bằng cuộc sống”, chị Hiền tâm sự.

Niềm đam mê trồng cây của chị Hiền đã có từ nhỏ và theo chị thì niềm đam mê này như ăn sâu vào máu. Nên đến khi gia đình của chị có được nhà mới rộng rãi thì niềm đam mê này lại có cơ hội được hiện thực hóa. Những năm đầu tiên, chị Hiền chỉ trồng chủ yếu là các loại hoa và rau. Từ khi phải ở nhà vì dịch Covid-19, chị bắt đầu “khai hoang” thêm khoảng không gian trên mái nhà để trồng thêm các loại cây ăn trái. Và cứ như “mát tay”, chị Hiền trồng hoa thì khoe sắc đẹp lung linh, rau thì xanh mướt, còn cây ăn trái thì lúc lỉu đến mức gãy cành.

“Lúc đầu mình trồng trên mái nhà này đâu dám nói chồng, vì sợ la. Nên một mình tự tha đất lên rồi hì hục trộn, ủ giá thể để trồng cây. Mãi cho đến khi bồn nước trên mái có vấn đề, chồng mình mới leo lên để xem thì mới hết hồn vì nhìn thấy vườn trái cây trĩu trái (cười)”, chị Hiền hài hước chia sẻ.

tưới cây tự động thông minh tại Vinh

Ở các ban công và trên sân thượng, chị Hiền trồng đủ các loại hoa, nhất là các giống hoa hồng ngoại khoe sắc đẹp mê hoặc lòng người. Trên mái nhà, chị Hiền trồng các loại cây ăn trái như ổi, táo, mận (roi)… Bên cạnh đó, chị Hiền tận dụng phần đất trống trước nhà để trồng đủ các loại rau, ngô, bầu, bí…

“Nói chung là vì mê quá, thấy chỗ nào có thể tận dụng trồng được là mình trồng. Tùy theo đặc tính của từng loại cây mà mình chọn vị trí trồng ở ban công, sân thượng, tầng mái hay ở dưới đất. Có những lúc rau trồng được nhiều quá mà gia đình ăn có hết đâu, phải mang đi cho hàng xóm. Ổi với táo thì lần nào ra cũng quằn hết cả cành, ổi thân dai hơn nên ít gãy cành, chứ táo mỗi lần ra trái nhiều quá là gãy hết cành”, chị Hiền kể.

Khi được hỏi về bí quyết sở hữu được vườn nông sản đạt năng suất “vạn người mê”, chị Hiền chia sẻ: “Mình trồng như thế này nhưng thực ra công chăm sóc cũng không nhiều lắm, vì mình trồng quen rồi. Bí quyết riêng của mình là thay vì phải ủ đạm cá như nhiều người thì mình đi chợ và xin đầu, ruột cá về và chôn thẳng xuống đất trong chậu”.

Chị Hiền nói thêm: “Mình trồng cây nhưng không dùng bón phân và chỉ cần chôn đầu, ruột cá là đã có canxi và đạm, đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển. Nhờ đó, cây nào cũng xanh mướt và trái ra lúc lỉu. Cứ như thế, 1-2 tháng là mình chôn một lần, nhưng chỉ chôn cá thát lát, vì cá thát lát xương mềm nên chôn dễ bị phân hủy hơn. Trước khi trồng thì mình cũng cho 1 lớp đất và 1 lớp đầu ruột cá rồi phủ đất lên trồng”.

Đối với hoa hồng, đến nay, chị Hiền trồng được hơn 100 loại giống ngoại khác nhau. Lúc đầu, chị đầu tư hơn 100 triệu đồng để mua các giống hoa hồng ngoại về trồng.“Hoa hồng là khó trồng nhất, phải chọn giống phù hợp với khí hậu của mình. Bên cạnh đó, lúc trộn giá thể phải để ý đến độ tơi xốp dễ thoát nước. Cây hoa hồng có một đặc tính là nếu chỉ trồng đất thịt không thì sẽ bít gốc, rễ không phát triển được là sẽ bị thúi rễ và chết. Mình bị chết nhiều nên mới rút ra được kinh nghiệm”, chị Hiền kể.

Khi trộn giá thể, chị Hiền trộn đất (đất thịt hoặc đất đỏ) chỉ khoảng 20% còn lại là tro, trấu, xơ dừa, phân bò hoặc phân dê và nấm vi sinh trichoderma. Tất cả được trộn lên, mang đi ủ khoảng 1 tháng rồi bắt đầu trồng.
“Hoa hồng rất dễ bị các loại bệnh như trĩ, nấm…, nguy hiểm nhất là trĩ, nên mình dùng tinh dầu neem để phun, nhưng phải phun đúng quy trình thì mới trị được con trĩ. Cụ thể là trước khi phun phải cắt hết những bông, chồi điếc (chồi mù không có nụ) rồi sau đó mới phun, 3 ngày sau là phải phun lại và làm liên tục 3 lần như thế. Sau đó cứ 20 ngày phun nhắc lại một lần”, chị Hiền “bật mí” bí kíp trị kẻ thù số một của những ai trồng hoa hồng.

Với khu vườn đầy cây trái, hoa quả trên sân thượng, gia đình chị Hiền không chỉ có được thực phẩm sạch ăn trong mùa dịch mà những muộn phiền, căng thẳng trong cuộc sống cũng không còn nữa.Từ chính câu chuyện và bí quyết để vượt qua những khủng hoảng vì dịch bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống. “Các bạn trẻ hãy bình tĩnh và không quá lo lắng, tìm đến cây cỏ hoa lá là giảm bớt phiền não và căng thẳng. Khi ta trồng 1 cái cây hay gieo 1 hạt mầm rồi quan sát chúng lớn mỗi ngày và chăm sóc chúng thì sẽ cảm nhận được sự bình yên ở trong đó”, chị Hiền có vườn sân thượng khuyên.

Related Posts