Các quy chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước

Các quy chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước:  Việc nước ô nhiễm có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người. Tỉ lệ mắc các bệnh có chiều hướng gia tăng, có thể kể như là các bệnh cấp, mãn tính về ung thư, tiêu chảy,… Ngoài ra, nước ô nhiễm ảnh hưởng không nhỏ đến nội tạng, viêm đường hô hấp. Vi khuẩn, ký sinh trùng có thể gây bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, giun sán. Thậm chí, người ta còn có thể nhiễm kim loại nặng (sắt, chì, thủy ngân…) hay bị đau dây thần kinh, thiếu máu, hệ bài tiết kém. Vậy, làm thế nào để biết được nguồn nước chúng ta đang sử dụng có thực sự sạch? Định nghĩa “nước sạch” là như thế nào? Hãy tìm hiểu ngay những thông tin dưới đây.

Các quy chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước

Có 2 quy chuẩn đối với nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt sau đây:

  • QCVN 14-2008/BTNMT: Quy chuẩn áp dụng cho nước thải sinh hoạt.
  • QCVN 40-2011/BTNMT: Quy chuẩn áp dụng cho nước thải công nghiệp.

Các chỉ tiêu đánh giá nước thải

Ngoài ra, để đánh giá chất lượng nước thải, người ta còn căn cứ vào các chỉ tiêu về vật lý, hóa học và sinh học. Các thông số về chỉ tiêu này sẽ là căn cứ để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước hoặc tính hiệu quả trong các phương pháp xử lý nước thải .

Để đánh giá chất lượng môi trường nước người ta phải căn cứ vào một số chỉ tiêu như chỉ tiêu vật lý, hóa học, sinh học. Qua các thông số trong nước sẽ cho phép ta đánh giá được mức độ ô nhiễm hoặc hiệu quả của phương pháp xử lý.

Các chỉ tiêu vật lý để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước:

+ Nhiệt độ nước thải: Trong môi trường tự nhiên, nhiệt độ của nước ảnh hưởng trực tiếp từ thời tiết và nhiệt độ môi trường chung của khu vực. Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt chỉ chịu ảnh hưởng từ nhiệt độ môi trường. Nhưng nhiệt độ nước thải công nghiệp  phụ thuộc rất nhiều vào quá trình sản xuất và đặc tính của ngành đó. Ví dụ, Nước thải của nhà máy nhiệt điện, nước thải từ nhà máy sản xuất gang thép… có nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ môi trường. Nguồn nước thải có nhiệt độ quá cao sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của các loại sinh vật. Tuy nhiên, tùy vào từng vị trí địa lí và khí hậu của từng khu vực và nhiệt độ của nước thải có thể có lợi hoặc có hại. Vùng có khí hậu ôn đới thì nước thải có nhiệt độ cao sẽ xúc tác cho sự phát triển của các loại VSV trong môi trường. Nhưng ở vùng khí hậu xích đạo hoặc cận xích đạo, nước nóng sẽ làm thay đổi quá trình sinh hóa và hoạt động trao đổi chất của các loại sinh vật, dẫn đến làm đảo lộn môi trường sống và mất cân bằng sinh thái.

 Màu sắc nước thải: Nước thải sau khi sản sinh ra thường sẽ có màu đen, nâu đối với nước thải sinh hoạt, và một số màu sắc đặc trưng do hóa chất, tính chất sản xuất của các phân xưởng nhà máy đối với nước thải công nghiệp. Màu của nước thải được phân ra theo màu tự nhiên sinh ra do các chất hữu cơ hoặc màu do hoạt động sản xuất công nghiệp. Có rất nhiểu cách để xác định màu của nước nhưng thường chung ta sử dụng Clorophantinat coban để làm mẫu chuẩn khi so sánh màu.
+ Độ đục của nước: Nước đục là do các hạt lở lửng có trong nước. Các hạt lơ lửng này sinh ra từ sự phân hủy của các chất hữu cơ, nước càng đục thì khả năng dẫn truyền ánh sáng càng kém đi, dẫn đến khả năng hấp thụ và quang hợp của các VSV và các sinh vật tự dưỡng có trong nước. Độ đục của nước càng cao thì nguồn nước càng bị ô nhiễm nặng.
+ Mùi vị của nước:  Nguồn nước sạch là nguồn nước không có mùi vị. Khi nước có mùi thì điều đó cho thấy nước đã bị ô nhiễm. Nhưng trong nước thải. Mùi vị có thể được sử dụng để đánh giá mực độ ô nhiễm, và một phần có thể xác định được nguồn gốc phát sinh của nước thải. Mùi nước thải rất đa dạng, tùy vào hoạt động sản xuất hay sinh hoạt mà nước thải có mùi đặc trưng riêng.

+  Chỉ tiêu hóa sinh đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước:

Độ pH của nước thải: pH có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Dựa vào pH cửa nước mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp, hoặc có thể dựa vào đó để điều chỉnh lượng hóa chất châm vào trong quá trình xử lý nước. Các công trình áp dụng công nghệ xử lý sinh học thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi pH, vì vi sinh vật chỉ tồn tại và phát triển khi pH của nước dao động ở mức 6.5 -9.0. Môi trường thuận lợi nhất cho VSV hoạt động là pH từ 7-8. Tùy vào từng nhóm vi khuẩn mà độ pH cũng khác nhau về giới hạn.

xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt, xử lý nước giếng khoan công nghiệp, xu ly nuoc gieng khoan, xử lý nước nhiễm sắt hà tĩnh, lọc nước nhiễm sắt ở nghệ an, xử lý nước 3

Chỉ số DO của nước thải: DO là chỉ số đo lượng oxy hòa tan trong nước để duy trì sự sống cho các sinh vật. Với môi trường bình thường để đáp ứng được sự sống cho các VSV thì DO nằm ở khoảng từ 8-10mg/l. Lượng oxy hòa tan có trong nước phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước, hệ vi sinh vật đang tồn tại, các hoạt động về hóa sinh và tính chất vật lý của nước thải.

Chỉ số BOD: BOD là chỉ số đánh giá về nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Denand), là lượng ô xy cần cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ của VSV. Quá trình oxy hóa này phụ thuộc vào chất hữu cơ và các chủng loại vi sinh vật và một phần ảnh hưởng của nhiệt độ nước, đòi hỏi thời gian xử lý lên tới vài ngày. Đối với nhu cầu xử lý bình thường. 70% lượng oxy được sử dụng trong 5 ngày đầu tiên vì vậy chúng ta thường phân tích theo chỉ số là BOD5, 5 ngày tiếp theo là 20%. Nhu cầu oxy đạt 99% ở ngày thứ 20 và đạt 100% vào ngày thứ 21.

Chỉ số COD: COD là lượng oxy cần cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 + H2O. Quá trình này đòi hỏi sử dụng một chất oxy hóa mạnh. Chỉ số COD được biểu thị cho lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa được bằng phương pháp hóa học. Hàm lượng COD có thể được xác định bằng cách sử dụng phương pháp trắc quang. Sử dụng dung dịch K­2Cr2O7 dư làm chất oxy hóa mạnh tỏng môi trường axit với xúc tác là Ag2SO4. Một phương pháp khác nữa để xác định COD là phương pháp chuẩn độ. Phương pháp này sẽ chuẩn độ lượng CrO2 dư trong nước bằng Feroin.

Chỉ số E-Coli: Trong nước thải bệnh viện , nước thải chăn nuôi, nước thải sinh hoạt… thì lượng vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, lây lan qua đường tiêu hóa. E-coli là loại vi khuẩn phổ biến trong các loại nước thải, Nó có thể tồn tại trong cả môi trường và điều kiện khắc nhiệt nhất. vì vậy E-coli được chọn làm một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng nước thải.

Nguồn nước sạch là nước đã qua hệ thống xử lý từ nhà máy đảm bảo được kiểm định nghiêm ngặt về độ sạch, độ an toàn trước khi đưa đến tay người dùng. Nước sạch là nước hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe, nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa vi khuẩn hay vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Giúp quá trình ăn uống, nấu nướng và sinh hoạt được bảo vệ, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Related Posts