Xử lý nước thải, rác thải tại Hà Tĩnh không còn là vấn đề nan giải: Các phương pháp xử lý nước tại TP.vinh, Nghệ An và Hà Tĩnh tốt nhất năm 2019, xử lý nước sạch nói chung và xử lý nước nhiễm phèn tại Hà Tĩnh – Nghệ an nói riêng đang là vấn đề gây không ít khó khăn cho người dân, trong thực tế thì có rất nhiều phương pháp để xử lý nước ngầm, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc điểm của nguồn nước ngầm, các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội…mà chúng ta sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước ngầm sao cho phù hợp.
Table of Contents
Xử lý nước thải, rác thải tại Hà Tĩnh không còn là vấn đề nan giải
Đây là sự kết hợp của tư duy khoa học, sát sao thực tiễn, đồng bộ kỹ thuật và quản lý mang lại hiệu quả thiết thực, giảm bớt gánh nặng ô nhiễm môi trường nhức nhối lâu nay ở nông thôn.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh hướng dẫn người dân sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rác thải.
Từ cách làm hiệu quả ở cơ sở
Chúng tôi về Tượng Sơn những ngày cuối năm 2018. Đưa chúng tôi đi trên con đường làng rộng rãi, sạch sẽ, ông Dương Kim Huy, Chủ tịch UBND xã, không dấu nổi niềm tự hào: “Để hoàn thành được 19 tiêu chí NTM đã khó nhưng việc giữ và nâng cao chất lượng các tiêu chí đó lại còn khó hơn. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Tượng Sơn đã tự tin khẳng định là xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của Hà Tĩnh”.
Tôi hỏi, trong XDNTM, điều gì khiến ông tâm đắc nhất? Ông Huy nói: Trên lộ trình đạt chuẩn, không phải tiêu chí nào cũng dễ dàng làm được, nhưng Tượng Sơn đã làm “ngon” 3 tiêu chí, đó là môi trường, giao thông, vườn mẫu.
Đúng như lời ông Huy, ấn tượng đầu tiên của không chỉ riêng tôi khi về Tượng Sơn là một không gian xanh mát với những đường làng, ngõ xóm tít tắp và sạch tinh tươm, men theo đồng lúa, vòng qua những hàng cây dài đan kín những lộc xanh. Nét quê hanh bình, dân dã, con trâu đủng đỉnh qua đường, con gà táo tác trong vườn còn nguyên.
Chỉ về phía các tuyến đường liên xã, ông Huy bảo: “Ở Tượng Sơn, hầu như các tuyến đường đều sạch sẽ và không hề có rác. Để được như vậy, xã coi công tác thu gom và xử lý rác thải là một trong những tiêu chí gắn liền với công tác XDNTM. Bên cạnh đó, phối hợp với các đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, tổ liên gia tăng cường tập huấn, hướng dẫn nhân dân phân biệt các loại rác hữu cơ, vô cơ; xây dựng cách thu gom rác thải trên cơ sở phân loại rác từ gia đình, tặng thùng rác cho các hộ dân và có quy chế thưởng phạt rõ ràng nếu không chấp hành nghiêm… Nhờ đó, lượng rác trong dân giảm nhiều, trước đây lượng rác toàn xã 1 tháng cần 12 xe 6 tấn vận chuyển nhưng nay chỉ cần 3 xe, tiết kiệm được khá nhiều chi phí.
Còn ở huyện Nghi Xuân, để giảm lượng rác thải trên địa bàn, công tác triển khai phân loại rác thải tại nguồn và xử lý rác hữu cơ tại gia đình bằng phương pháp ủ phân vi sinh, trộn cùng phân chuồng để bón đồng ruộng. Huyện đã cung cấp cho các xã gần 200 xe thu gom rác và 120 thùng rác trang trí đặt tại trường mầm non và nơi công cộng, hỗ trợ 180 thùng để người dân ủ phân hữu cơ tại hộ gia đình. Huyện cũng đã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cung cấp chế phẩm sinh học cho các nông hộ ứng dụng xử lý chất thải hữu cơ làm phân bón. Đến nay, các xã ở Nghi Xuân đã đạt tiêu chí về môi trường và Nghi Xuân là huyện NTM đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh.
Nhân rộng mô hình xử lý rác thải & nước thải
Theo ước tính, mỗi ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh khoảng 647 tấn. Toàn tỉnh hiện có 211 đơn vị thu gom, vận chuyển rác thải, tỷ lệ thu gom rác thải năm 2017 ở khu vực nông thôn đạt 70%, khu vực thành thị đạt 90%. Hà Tĩnh có 10 bãi rác, 6 lò đốt và 2 nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt đang hoạt động, với công suất thiết kế 700 tấn/ngày đêm. Trên thực tế, các nhà máy mới chỉ xử lý được khoảng 220 tấn/ngày đêm.
Việc phân loại rác đầu nguồn nay trở thành thói quen của nhiều người dân Hà Tĩnh.
Từ thực tế trên, Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG XDNTM và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh đã phối hợp triển khai thí điểm mô hình thu gom, xử lý rác thải đầu nguồn tại một số địa phương ở Tượng Sơn (Thạch Hà), Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) và trên toàn huyện Nghi Xuân từ cuối năm 2016. Đây là sự kết hợp của tư duy khoa học, sát sao thực tiễn và quản lý.
Chị Nguyễn Thị Hà, thôn 3, xã Xuân Trường (Nghi Xuân) phấn khởi nói: Việc phân loại rác thải tại nguồn được gia đình thực hiện nghiêm túc trong 2 năm nay. Rác hàng ngày tôi phân ra 3 loại, nước thải cũng được lắng lọc và dùng chế phẩm sinh học Hatimic của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để ủ phân làm vườn, đỡ tốn tiền mua phân hóa học. Mặc dù gia đình chăn nuôi gà, lợn nhưng không hề có mùi, cách làm này cũng giảm được lượng rác hàng ngày.
“Từ cách làm hiệu quả ở một số địa phương thời gian qua, chắc chắn xử lý rác thải, nước thải sẽ không còn là bài toán khó đối với Hà Tĩnh. Đặc biệt, mô hình không chỉ khắc phục triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn, mà còn mang lại nguồn lợi từ nguồn phân bón vi sinh để cải tạo đất nông nghiệp, biến các vùng nông thôn trở thành khu dân cư xanh, những miền quê đáng sống”, bà Dương Thị Ngân, GĐ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Hà Tĩnh nói.
Người dân thôn Hà Thanh (xã Tượng Sơn) phân loại rác . Cũng theo bà Ngân, việc thu gom rác đầu nguồn là điều tốt, nhưng có một nghịch lý là, ở gia đình thì phân loại, khi đổ rác ra xe lại… đổ dồn chung làm một. Thế nên, việc phân loại rác không còn tác dụng, điều này cần một cơ chế thích hợp của các cấp ngành liên quan.
Kinh nghiệm cho thấy, để mô hình đạt hiệu quả cao nhất thì cần có sự vào cuộc và quản lý đồng bộ, bên cạnh việc cung ứng chế phẩm sinh học, tuyên truyền, hướng dẫn cho mọi người hiểu rõ về cách làm cũng như tác dụng, thì phải cho người dân thấy lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội đem lại cho mỗi người dân, mỗi hộ gia đình và cho cộng đồng.